Báo cáo khoa học chuyên đề: Một số kĩ thuật dạy học tích cực.

Lượt xem:

Đọc bài viết

  PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TUẤN

 

 

BÁO CÁO KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ:

“MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.

ÁP DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO TIẾT DẠY CỤ THỂ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TUẤN.”

 

  1. PHẦN MỞ ĐẦU.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiên kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế;

Thực hiện hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk và của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học;

Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn tiếp tục đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Xác định trọng tâm muốn công tác đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả thì đội ngũ giáo viên phải nắm chắc và vận dụng tốt một số kĩ thuật dạy học tích cực vào từng tiết dạy cụ thể. Vì vậy, Ban giám hiệu nhà trường lựa chọn chuyên đề “Một số kĩ thuật dạy học tích cực. Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy cụ thể”.

  1. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
  2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực.
  3. Kĩ thuật dạy học tích cực.

Kĩ thuật dạy học tích cực là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy – học. Các kĩ thuật dạy học tích cực là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kĩ thuật dạy học chung, có những kĩ thuật dạy học đặc thù của từng phương pháp cụ thể. Người giáo viên trực tiếp giảng dạy cần linh hoạt, vận dụng một cách phù hợp nhất trong từng tình huống cụ thể nhằm phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa sự tham gia tích cực, sự cộng tác của học sinh vào tiến trình dạy – học.

  1. Một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể được áp dụng tốt tại trường.

2.1. Kĩ thuật đặt câu hỏi.

Đặt câu hỏi là một trong những kĩ năng hết sức hữu ích mà giáo viên cần phát triển. Trong một bài giảng, người giáo viên phải luôn biết sử dụng nhiều câu hỏi với nhiều mục đích khác nhau. Ở một chừng mực nhất định, việc đặt câu hỏi có vẻ rất đơn giản bởi  đó là việc làm của chúng ta hàng ngày. Tuy nhiên, người đặt câu hỏi cũng phải có kĩ năng và hiểu biết thì mới có thể diễn đạt một cách rõ ràng, chính xác, đặt câu hỏi đúng thời điểm sẽ đem lại hiệu quả tối đa, và khai thác câu trả lới để đặt câu hỏi tiếp theo.

Đây là kĩ thuật được sử dụng hầu hết trong các môn học, các tiết dạy. Để việc đặt câu hỏi đạt hiệu quả cao nhất người giáo viên cần nắm vững các nguyên tắc sau:

– Câu hỏi phải có sự liên kết logic với mục tiêu bài học.

– Ngôn ngữ trình bày câu hỏi phải rõ vấn đề hỏi.

– Câu hỏi phải phù hợp với trình độ tư duy của lứa tuổi học sinh.

– Đặt câu hỏi phải đúng lúc, đúng chỗ.

– Mỗi câu hỏi chỉ hỏi một vấn đề.

– Dùng từng câu hỏi một, không dùng nhiều câu hỏi để hỏi một lúc.

Một số loại câu hỏi thường được sử dụng nhiều trong dạy học mà người giáo viên cần nắm:

– Câu hỏi đóng, câu hỏi mở:

Câu hỏi đóng là câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng. Câu hỏi đóng thường được sử dụng để kiểm tra sự hiểu bài, khuyến khích học sinh ôn lại những nôi dung đã học.

Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và tạo ra những trao đổi, tranh luận cho học sinh. Câu hỏi mở có thể phân cho các nhóm nhỏ để thảo luận, phân tích. Câu hỏi mở tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, làm cho tiết học thêm phong phú, sôi nổi.

– Câu hỏi sơ cấp, câu hỏi thứ cấp.

Câu hỏi sơ cấp là những câu hỏi mà giáo viên định hướng và dẫn dắt cho nội dung tiết học. Câu hỏi này giáo viên phải chuẩn bi trước, mục đích là mở mọt nội dung mới hoặc hình thành tiêu điểm cho học sinh.

Câu hỏi thứ cấp là câu hỏi mà giáo viên có được ngay trong giờ học. Mục đích có thể là yêu cầu học sinh suy nghĩ kĩ hơn về một ý kiến, hoặc đưa ra một gợi ý cho học sinh khuyến khích học sinh đào sâu hơn ý tưởng của mình … Người giáo viên có vai trò dẫn dắt học sinh suy nghĩ, thảo luận thông qua việc đặt câu hỏi cụ thể, và biết lắng nghe để tóm tắt, làm rõ những vấn đề học sinh vừa phát biểu để hướng học sinh đi đúng trọng tâm, đúng mục tiêu đã đề ra…

2.2. Kĩ thuật chia nhóm.

Khi tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, giáo viên nên sử dụng cách chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho học sinh, đồng thời tạo cơ hội cho các em được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp. dưới đây là một số cách chia nhóm giáo viên có thể sử dụng tốt tại trường.

– Chia nhóm theo số điểm danh, theo máu sắc, theo các loài hoa …

– Chia nhóm theo hình ghép.

– Chia nhóm theo sở thích.

– Chia nhóm theo tháng sinh (các học sinh có cùng tháng sinh sẽ cùng một nhóm).

– Chia nhóm theo năng lực, trình độ.

Năng lực hợp tác là một trong những nưng lực quan trọng của con người trong xã hội, là xu thế giáo dục trên thế giới. Chính vì vậy, phát triển năng lực hợp tác từ trong trường tiểu học là hết sức cần thiết, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt vào tiết dạy cụ thể.

2.3. Kĩ thuật làm mẫu.

Làm thế nào để học sinh biết chúng ta kì vọng điều gì ở các em? Bằng cách làm mẫu trực tiếp, giáo viên cung cấp cho học sinh ví dụ rõ ràng về một ĩ năng hoặc một thủ thuật nào đó. Giáo viên đưa ra một cấu trúc mẫu để ngsdaanx học sinh bằng cách:

– Mô tả kĩ năng hoặc thủ thuật đó.

– Mô tả rõ ràng đặc điểm của thủ thuật đó, hoặc các bước thực hiện kĩ năng.

– Chia kĩ năng thành từng phần dễ tiếp thu.

– Thao tác, làm mẫu bằng nhiều thủ thuật khác nhau…

Giáo viên cần mô tả rõ khái niệm, sau đó làm mẫu kết quả cần đạt, vừa nói to lên những suy nghĩ của mình vừa sử dụng các kĩ thuật giảng dạy qua hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc hoặc vận động. phương pháp làm mẫu giúp cho giáo viên và học sinh có sự tương tác và đạt hiệu quả cao.

Kĩ thuật làm mẫu có thể được sử dụng ở mọi lớp, mọi môn học. Để làm mẫu thành công giáo viên cần phải có kế hoạch cụ thể và cần thực hiện các bước sau:

+ Đảm bảo học sinh có kiến thức căn bản phù hợp và các kĩ năng cần thiết để thực hiện công việc được giao.

+ Chia kĩ năng thành từng phần nhỏ dễ tiếp thu.

+ Sử dụng các phương pháp truyền đạt bằng hình ảnh, âm thanh, vận động và tiếp xúc để minh họa các phần quan trọng của khái niệm/kĩ năng.

+ Chỉ ra những mối quan trọng giữa các bước.

+ Kiểm tra sự tiếp thu của học sinh trong suốt quá trình làm mẫu và thực hiện lại những bước có thể khó đối với học sinh.

+ Đảm bảo nhịp độ phù hợp để học sinh có thể theo kịp mà không nhàm chán hoặc mất tập trung.

+ Tạo cơ hội để học sinh đặt câu hỏi và được trả lời để làm rõ vấn đề.

2.4. Kĩ thuật đọc tích cực.

Kĩ thuật này giúp học sinh tăng cường khả năng tự học và giúp giáo viên tiết kiệm thời gian đối với những bài học có nhiều nội dung.

Các bước tiến hành:

+ Giáo viên nêu câu hỏi/yêu cầu học sinh đọc bài.

+ Học sinh làm việc cá nhân (đoán trước khi đọc, đọc và đoán nội dung, tìm ý chính, tóm tắt ý chính…)

+ Học sinh chia sẻ kêt quả của mình.

+ Học sinh nêu câu hỏi để giáo viên giải đáp (nếu có).

Lưu ý một số câu hỏi giáo viên thường dùng trong đọc tích cực:

+ Em có chú ý gì khi đọc …?

+ Theo em kết quả của …. sẽ như thế nào?

+ Em nghĩ gì về … ?

2.5 Kĩ thuật sắm vai.

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiên hoặc quan sát được. Việc “diễn” thực chất không phải là phần quan trọng mà quan trọng là phần thảo luận sau khi sắm vai.

Các bước tiến hành:

+ Chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho nhóm (cá nhân)

+ Chuẩn bị.

+ Thực hiện “diễn”

+ GV hoặc các bạn phỏng vấn.

+ Thảo luận.

2.6 Kĩ thuật chúng em biết 3.

Các bước thực hiện:

+ GV nêu chủ đề thảo luận.

+ Chia học sinh thành các nhóm 3 người và yêu cầu thảo luận trong nhóm về những gì mà các biết về chủ đề này (thời gian do GV quy định).

+ Mỗi nhóm (mỗi hoc sinh) chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp.

+ Mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày 3 điểm nói trên.

  1. Áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy cụ thể tại trường.
  2. Chọn tiết dạy chuyên đề.

Sau khi triển khai, tập huấn lại nội dụng “một số kĩ thuật dạy học tích cực” cho toàn thể giáo viên. Tổ chuyên môn đã cùng nhau thảo luận và lựa chọn môn dạy, tiết dạy sao cho chuyển tải nội dung vừa tập huấn đạt hiệu quả cao nhất.

Tổ chuyên môn nhất trí chọn tiết dạy bài 11 môn Lịch sử, đó là tiết ôn tập. đây là tiết dạy tổng hợp đòi hỏi người giáo viên phải linh động sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật trong tiết dạy. Đồng thời người giáo viên cũng phải chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết như đèn chiếu, tranh ảnh, …

  1. Phân tích sư phạm chuyên đề.

2.1 Giới thiệu và phân tích chương trình.

Đây là bài ôn tập đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải cùng nhau ôn lại, hệ thống lại các sự kiện lịch sử của đất nước ta kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1945 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Các mốc thời gian, các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến 1945 đó là:

+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ thứ XIX: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương.

+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

+ Ngày 03/2/1030: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Ngày 19/8/1045: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nôi.

+ Ngày 02/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

2.2 Kiến thức – kĩ năng và phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Về kiến thức – kĩ năng:

+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Học sinh kể được diễn biến của sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ thứ XIX: phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương. Học sinh kể được diễn biến của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta do Trương Định chỉ huy cũng như phong trào Cần Vương và “Cuộc phản cồng ở kinh thành Huế”.

+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu. Năm được nội dung của phong trào Đông du.

+ Ngày 03/2/1030: Biết được ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Ngày 19/8/1045: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nôi.

+ Ngày 02/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Nước Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Về phương pháp – kĩ thuật dạy học.

Đây là bài ôn tập với nhiều kiến thức, nhiều mốc thời gian cũng như mốc lịch sử vì vậy giáo viên cũng sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học. Đó là các kĩ thuật:

+ Đặt câu hỏi

+ Chia nhóm.

+ Đọc tích cực.

+ Viết tích cực.

+ Chúng em biết 3.

Thông qua tiết học học sinh sẽ phát triển khả năng tư duy logic, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử gắn với các mốc thời gian. Đặc biệt các em tự tin khi trình bày một sự kiện lịch sử, một nhân vật lịch sử hoặc cao hơn là tóm tắt toàn bộ lịch sử từ 1858 đến 1945…

Trong quá trình thực hiện tiết dạy, người thầy giáo cần hướng dẫn học sinh biết thực hiện việc gắn mốc thời gian với sự kiện lịch sử và tổng hợp lại thành một câu chuyên lịch sử.

2.3 Liên hệ thực tế.

Đối với bài này không có liên hệ thực tế nhiều vì vậy giáo viên nên để cho học sinh hoạt đông thoải mái không nên cứ phái có liên hệ thực tế, tránh trường hợp gây loãng bài học của học sinh.

2.4 Dự kiến những khó khăn học sinh thường mắc phái và cách khắc phục.

Thứ nhât: Đây là bài ôn tập, trước đó học sinh đã học tất cả 10 bài. Vì vây học sinh có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nêu các sự kiện lịch sử gắn với mốc thời gian. Để giúp học sinh nhớ được các sự kiện lịch sử gắn với mốc thời gian người giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi gợi ý cho các em, hoặc bằng tranh ảnh liên quan đến sự kiện lịch sử để cho các em liên hệ và nhớ lại.

Thứ hai: Khi yêu cầu các em kể lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử học sinh sẽ gặp khó khăn trong việc kể, thuật (như sự kiện cuộc biểu tình ở Phủ khâm sai, sự kiện Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập,…)

Để giúp các em thực hiện tốt GV nên sử dụng kĩ thuật chúng em biết 3, kĩ thuật chia nhóm để học sinh hỗ trợ lẫn nhau. Giáo viên cũng cần đến hỗ trợ trực tiếp cho các em tại tổ.

2.5 Chuẩn bị thiết bị dạy – học.

– Sưu tầm các tranh, ảnh về các sự kiện lịch sử liên quan đến bài học.

– Máy tính (soạn bài trình chiếu có sử dụng phần mềm Powrpoire). Đèn chiếu.

– Phiếu học tập.

– Phiếu điều tra.

  1. Thiết kế bài dạy.

 

GIÁO ÁN CHI TIẾT DẠY CHUYÊN ĐỀ

NĂM HỌC 2018 – 2019

 

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 5

BÀI 11:

ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ

( 1858 – 1945 )

  1. Mục tiêu:

– Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 – 1945:

+ Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.

+ Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.

+ Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.

+ Ngày 3 – 2 – 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Ngày 19 –  8 – 1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.

+ Ngày 2 – 9 – 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

  1. Đồ dùng:

– Bảng thống kê các sự kiện lịch sử để ôn tập.

– Các tài liệu liên quan đến bài ôn.

– Phiếu học tập cho học sinh.

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ:

Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi:

Câu 1: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày tháng năm nào?

 

 

Câu 2: Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ khẳng định điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh nhận xét bài cũ

II. Bài ôn:

* Giới thiệu bài:

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta và từng bước xâm chiếm, biến nước ta thành thuộc địa của chúng. Từ đó đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, lịch sử nước nhà đã có rất nhiều phong trào nổi dậy để đấu tranh chống Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. Vậy đó là những sự kiện gì, diễn ra như thế nào? Để giúp các em nhớ lại và khắc sâu hơn nữa lịch sử nước nhà trong giai đoạn này. Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn chúng ta  ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.

1, Hoạt động 1:

Câu 1: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?

GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi thời gian là 3 phút

GV ghi ý chính lên bảng, giới thiệu một số tranh tư liệu của các phong trào kháng chiến

Tranh 1: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh Đông Nam Kì cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán lực lượng kháng chiến nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược. Đây là hình ảnh để minh chứng Trương Định lãnh đạo kháng chiến.

Tranh 2: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. Đêm 4 rạng sáng mống 5 – 7 – 1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng “ thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc phản công vào kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết chỉ huy.

Tranh 3: Trong những năm 1930 – 1931, nhân dân Nghệ  – Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt, giành được quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết Nghệ – Tĩnh.

Tranh 4: Khi đoàn người biểu tình kéo đến Phủ Khâm sai, lính Bảo an ở đây đã được lệnh sẵn sàng nổ súng. Quần chúng nhất tề hô to khẩu hiệu, đập cửa, đồng thời thuyết phục lính Bảo an ngừng bắn, nhiều người vượt hàng rào sắt nhảy vào Phủ.

Trước sức mạnh của đông đảo quần chúng, lính Bảo an đã phải hạ vũ khí đầu hàng cách mạng. Cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên nóc Phủ Khâm sai. Đây chính là hình ảnh cuộc biểu tình của ngày hôm đó.

Tranh 5: Ngay sau khi có Đảng lãnh đạo, làn sóng cách mạng vô cùng mạnh mẽ, cho đến mùa thu năm 1945, trong niềm vui vô tận, Hà Nội tưng bừng trong màu đỏ- một vùng trời bát ngát cờ, hoa. Đồng bào Hà Nội gìa trẻ, gái trai đều xuống đường. Những dòng người khắp các ngả tập trung về Quảng Trường Ba Đình. Tất cả ai cũng như nín thở để hướng về Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, một ngày trọng đại mà hàng triệu trái tim Việt Nam mong đợi bấy lâu. Một đất nước có chủ quyền, giành lại độc lập và tự do.

Củng cố câu 1, chuyển tiếp câu 2

2, Hoạt động 2:

Câu 2: Hãy nêu một số nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn 1858 – 1945.

Giáo viên nhận xét chốt ý đúng

Củng cố bài 2, chuyển tiếp bài 3

3, Hoạt động 3:

Câu 3: Hãy kể lại một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử trong giai đoạn này mà em nhớ nhất.

Giáo viên chốt và nhận xét

Củng cố bài 3, chuyển bài 4

4, Hoạt động 4:

Câu 4: Nêu tên sự kiện lịch sử tương ứng với các năm trên trục thời gian.

GV cho học sinh làm vào phiếu học tập.

 

GV nhận xét và chốt lại nội dung đúng.

 

 

1858                                   1930         1945

 

Thực dân Pháp xâm lược nước ta Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Cách mạng tháng Tám thành công

 

 

5, Hoạt động 5: Củng cố

Tổ chức trò chơi cho học sinh

6, Hoạt động 6: Liên hệ giáo dục

Em được sống trong một đất nước hưởng hoàn toàn độc lập, tự do, hạnh phúc hôm nay phải luôn nhớ đến lịch sử nước nhà.Tự hào mình về một dân tộc hết sức ngoan cường. Em cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để xững đáng với dân tộc kiên cường như thế.

7, Hoạt động 7: Dặn dò, nhận xét.

 

 

Ngày 2 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

Cuối bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác khẳng định: “ Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Lớp nhận xét bài cũ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh nhắc đề bài

 

Học sinh đọc đề

 

 

 

 

Học sinh thảo luận nhóm đôi, báo cáo két quả

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã kiên cường đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ, giành lại độc lập dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Học sinh đọc đề bài

Học sinh làm việc cá nhân

Dựa theo cột thời gian mà học sinh nêu được sự kiện lịch sử

Học sinh nhận xét

Học sinh đọc đề bài và cột thời gian có sẵn

Học sinh làm việc cá nhân

Học sinh kể chuyện

Lớp nhận xét

 

Học sinh đọc đề bài

 

Học sinh làm vào phiếu và báo cáo kết quả.

Nhận xét bài làm

 

Học sinh tham gia trò chơi trí tuệ, củng cố bài học.

 

 

 

           Giáo viên thiết kế: Lê Thị Hiếu.

 

  1. Dạy/Dự giờ.

Tiết dạy tổ chức vào ngày 07/11/2019 tại lớp 5A.

Giáo viên thực hiện: Lê Thị Hiếu.

(có phiếu dự giờ kèm theo)

 

  1. Thảo luận, rút kinh nghiệm.

Sau khi thực hiện tiết dạy. Hội đồng sư phạm đã tiến hành thảo luận, rút kinh nghiệm. Tất các ý kiến đều tập trung, thống nhất và rất hài lòng với chuyên đề, cụ thể:

– Về công tác chọn đề tài: đề tài đã đáp ứng đúng yêu cầu của giáo viên toàn trường. Mặc dù đây là lần thứ hai trường tập huấn về một số kĩ thuật dạy học tích cực song có một tiết dạy minh họa cụ thể thiết thực đã giúp giáo viên hiểu và khắc sâu hơn về kĩ thuật dạy học tích cực. Đặc biệt đó là việc ứng dụng các kĩ thuật đó vào tiết dạy cụ thể.

– Về việc chọn tiết dạy: việc chuyên môn chọn tiết lịch sử “Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ” là một sự lựa chọn hợp lí. Đây là một tiết dạy hay nhưng khó thể hiện. Nó đòi hỏi sự chuẩn bị một cách công phu, phải sưu tầm nhiều tranh ảnh. Trong quá trình tiết dạy giáo viên phải sử dụng nhiều kĩ thuật …

– Về tiết dạy: giáo viên lên lớp đã có sự chuẩn bị hết sức công phu, tranh ảnh được sưu tầm rất tốt. Giáo viên đã thực sự nắm chắc các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, tự tin. Tiến trình tiết học sôi nổi, giáo viên và học sinh phối hợp nhịp nhàng, tự nhiên. Đặc biệt giáo viên đã thực hiện tốt Thông tư 22 trong tiết dạy. Học sinh nắm bài tốt, thoải mái và hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện tiết dạy giáo viên đã khai thác tốt năng lực và phẩm chất của học sinh.

Về năng lực: Một số em đã thực hiện kể lại một câu chuyện, một sự kiên rất tốt. Đặc biệt khi tổ chức hoạt động nhóm các em đã phối hợp nhóm tốt, hiệu quả. Giáo viên đã sử dụng một số câu hỏi ngắn nhằm phái huy khả năng giải quyết vấn đề của học sinh rất tốt.

Về phẩm chất: Đa số học sinh đã tự tin trước lớp khi kể một câu chuyện hoặc một sự kiện lịch sử. Các em đã thể hiện được sự đoàn kết trong nhóm khi tham gia trò chơi. Đặc biệt tiết học đã giúp các em nâng cao lòng tự hào dân tộc, và trách nhiêm của các em hôm nay là học tập và rèn luyện thật tốt để trở thành non ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

  1. Kết luận.

Năm học 2018 – 2019 là năm học mà nhà trường xác định cần chuẩn bị tất cả các điều kiện tốt nhất cả về cơ sở vật chất lẫn tinh thần cho toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên sẵn sàng cho việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là công tác thay sách giáo khoa mới. Để hoàn thành tốt công tác đổi mới giáo dục một cách toàn diện thì mỗi cán bộ, giáo viên cần phải nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng. Trong đó đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học là vấn đề then chốt. Mỗi giáo viên đứng lớp cần xác định vấn đề thay đổi phương pháp dạy học từ việc truyền thụ kiến thức cho học sinh sang  việc hướng dẫn cho học sinh tự tìm tòi, khám phá và từng bước chiếm lĩnh kiến thức.

Chuyền đề Một số kĩ thuật dạy học tích cực. Áp dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào tiết dạy cụ thể tại trường  đã đáp ứng được yêu cầu thiết thực của cán bộ, giáo viên nhà trường. Chuyên đề đã cung cấp, bồi dưỡng thêm cho giáo viên kiến thức về một kĩ thuật dạy học tích cực, không dừng lại ở việc cung cấp lí thuyết mà giáo viên được quan sát, trải nghiệm thực tế một số tiết dạy từ đó giúp giáo viên áp dụng tốt các kĩ thuât dạy học tích cực vào tiết dạy vào lớp học của mình.

Tóm lại chuyên đề đã được thực hiện hết sức thành công. Về lí thuyết, đã cung cấp cho giáo viên một số kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng nhiều ở Tiểu học. Về thực hành, giáo viên được dự giờ, được trải nghiệm một số tiết dạy cụ thể. Qua tiết dạy ngoài việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực còn thấy được sự cần thiết phái sử dụng CNTT, sự cần thiết của công tác chuẩn bị, sưu tầm tài liệu, hình ảnh phục vụ cho tiết dạy. Chuyên đề giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Qua đó góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của nhà trường. Góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

                                          Bình Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2018.

NHÓM TÁC GIẢ

 

 

Nguyễn Hữu Trãi – Lê Thị Hiếu