KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ NĂM HỌC 2020 – 2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TUẤN                            Độc- lập Tự do- Hạnh phúc

 

Số …../KH-TQT                                    Bình Thuận, ngày 25 tháng 9  năm 2020

                                                                               

KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ

NĂM HỌC 2020 – 2021

 

Căn cứ văn bản số 999/NGCBQLCSGD-NG, ngày 01/9/2016; V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở giáo dục;

Căn cứ tình hình thực tiễn đội ngũ của đơn vị;

Thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ năm học 2020-2021 của đơn vị, trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ năm học 2020-2021 như sau:

  1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

– Nâng cao nhận thức, tư tưởng chính trị, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề  của CB, GV, NV nhà trường trong giai đoạn cách mạng mới.

– Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, cải tiến hình thức dạy , học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

– Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, kĩ năng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, nhằm nâng cao chất lương dạy học và giáo dục trong nhà trường.

– Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ. Phấn đấu mỗi CB,GV,NV thực sự “Chắc về chuyên môn, sắc về nghiệp vụ, mẫu mực về phẩm chất đạo đức”

– Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của nhà trường. CB,GV,NV phải nghiệm túc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả cao nhất.

            II – ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Đặc điểm tình hình địa phương:

Xã Bình Thuận có diện tích tự nhiên 4463 ha với 23 thôn, buôn; có 11 thành phần dân tộc anh em sinh sống. Dân số có 2.863 hộ, 13.112 nhân khẩu, dân tộc thiểu số 679 hộ, 3.022 khẩu (chiếm 23,05%). Địa bàn rộng, giao thông đi lại thuận lợi, vì nhiều tuyến đường đã được bê tông hóa; dân cư sống tập trung.

  1. Đặc điểm tình hình nhà trường:

Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn trước đây thuộc trường phổ thông cơ sở xã Bình Thuận, được thành lập từ năm 1977. Năm 2003 được tách ra thành trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn và trường Trung học cơ sở Hùng Vương cho đến nay.

Trường đứng chân trên đia bàn thôn Bình Minh 3. Quản lí, tuyển sinh học sinh thuộc đia bàn gồm 7 thôn (từ thôn Bình Minh 1 đến thôn Bình Minh 7). Là thôn trung tâm nơi trụ sở xã Bình Thuận an toạ. Từ thị xã Buôn Hồ theo quốc lộ 14 về hướng thành phố Buôn Ma Thuột đến đèo Hà Lan rẽ trái 5km đến trường, trường nằm bên trái đường, đã có đường nhựa tương đối thuận lợi.

Trường nằm ở khu vực trung tâm của xã nên có nhiều thuận lợi; đó là nhân dân chủ yếu là dân tộc kinh, có đời sống kinh tế tương đối phát triển. Nhân dân đa số rất quan tấm đến việc học tập của con em.

  1. Tình hình Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên.
CBVC Đảng viên  
  Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC-KHÁC
TS Nữ
26 22 15 24 02 01 11 11 3

  Giáo viên

 

TT GV Giáo

viên

Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC
TS Nữ
1 GV cơ bản 15 14 12 15 0 0 4 10 1
2 GV bộ môn 04 04     1 0 2 1 1
Anh văn 1 1   1   1      
Âm nhạc 1 1   1   1      
Mĩ thuật 1 1 1 1   1      
Tin học 1 1     1     1  
Thể dục                  

Cán bộ – Nhân viên.

 

TT Bộ phận Số lượng Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ
>ĐH ĐH TC-KHÁC
T.số Nữ
1 BGH 2 0 1 2     1   1
2 TPT 1 1   1     1    
3 Kế toán 1 1 1 1       1  
4 VT-Thủ quỹ 1 1 1 1         1
5 Thư viện 1 1 1 1       1  
6 Y tế                  
7 Bảo vệ 1       1       1

Tổng hợp chung về trình độ đào tạo:

– TSCBVC: 26

– Chia ra theo trình độ đào tạo:

+ Trên Đại học: 01;

+ Đại học: 11;

+ Cao đẳng: 11;

+ Trung cấp: 02;

+ Chưa qua đào tạo: 01.

– Hiện đang học:

– Từ Thạc sĩ lên Tiến sĩ: 01;

+ Từ cao đẳng lên Đại học: 05.

  1. Học sinh.

            – TSHS đầu năm học: 315 em/12 lớp học; (Trong đó, Nữ: 165 em, DTTS: 02, Nữ DT: 01), học sinh khuyết tật: 2, học sinh diện chính sách: 27.

– Chia ra:  + Học sinh khối 1: 69 em, Học sinh khối 2: 70 em, Học sinh khối 3: 70 em, Học sinh khối 4: 56 em, Học sinh khối 5: 49 em.

(Bình quân: 27 em/lớp); số học sinh giảm 15 em so với năm học 2019-2020.

(Trong đó: Học sinh con hộ nghèo và cận nghèo: 27 em, học sinh hòa nhập: 02 em, HS tuyển mới: 70 em, HS lưu ban: 01 em). Tuyển mới vào lớp 1: 68 em (đúng độ tuổi: 100%).

  1. 5. Thuận lợi- khó khăn
  2. Thuận lợi:

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo phòng GD&ĐT; Đảng bộ, chính quyền địa phương các tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn.

– 100% cán bộ giáo viên đạt chuẩn trở lên;

– Cán bộ giáo viên trong trường có tinh thần đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc, tâm huyết với nghề, chuyên môn vững vàng. Có tinh thần tự học tự rèn, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đã có sự chuyển biến trong nhận thức về Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia trong nhân dân và được sự đồng tình của tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường. Đặc biệt có sự hỗ trợ giúp đỡ của Ban đại diện cha mẹ học sinh nên phần lớn nhân dân đều quan tâm tới con em, từ đó đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lương giáo dục.

  1. Khó khăn:

–  Điều kiện kinh tế và dân trí không đều, một bộ phận Phụ huynh còn chưa có sự quan tâm đúng mức về điều kiện học tập của các em;

– Điều kiện về CSVC-TBDH chưa đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục; cơ sở vật chất nhà trường tuy đủ nhưng chưa được khang trang, hiện đại. Thiết bị dạy học chưa đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy.

            III. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG.

  1. Bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, trách nhiệm nghề nghiệp:

– Trước tiên cần bồi dưỡng giúp CB, GV, NV nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải nâng cao kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân để đáp ứng nhu cầu công tác trong thời kỳ mới.

– Bồi dưỡng về lý luận GD gồm các lý luận nhận thức về chính trị, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và nhà nước, của ngành về GD;

– Phát động sâu rộng phong trào “Trường là nhà, thầy trò là chủ”, phong trào “Kỉ cương, tình thương, trách nhiệm”;

– Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tác phong sư phạm nhà giáo thực sự năng động, sáng tạo để bắt nhịp với sự phát triển của xã hội.

  1. Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lí.

– Bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý của Ban giám hiệu, tổ trưởng và các tổ phó chuyên môn, năng lực quản lý HS  của GVCN, năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của GV giảng dạy trên lớp…

– Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các hoạt động tập thể đối với cán bộ đoàn, đội, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy hoạt động GDNGLL.

  1. Bồi dưỡng việc thực hiện nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, việc kiểm tra đánh giá.

– Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng tiếp cận nội dung, hình thức, phương pháp dạy học mới, hình thức sinh hoạt chuyên môn mới theo chỉ đạo của các cấp.

– Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy lớp 1 theo CTGDPT 2018.

 Bồi dưỡng cho GV xây dựng và thực hiện chương trình theo định hướng tích hợp các chủ đề/chuyên đề dạy học.

– Bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp soạn bài, phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học, phương pháp giáo dục, quản lí học sinh theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

– Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin: Thiết kế bài giảng điện tử, việc khai thác và sử dụng các phần mềm Tin học trong giảng dạy, tham gia trường học kết nối, khai thác và xây dựng trang Website của nhà trường…)

– Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học trong giảng dạy, tự làm đồ dùng đối với giáo viên và cán bộ thiết bị.

– Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng đổi mới: Từ việc xây dựng câu hỏi, hình thức kiểm tra học sinh từ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Chú trọng bồi dưỡng kĩ năng  ra đề kiểm tra đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong việc tác động đến động cơ học tập của học sinh.

– Đặc biệt là quan tâm bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao chất lượng mũi nhọn: Kiến thức và kinh nghiệm trong công tác đào tạo giáo viên giỏi và  bồi dưỡng học sinh giỏi.

– Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên phụ trách Thư viện, thiết bị, văn thư, kế toán và nhân viên y tế.

  1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

Phấn đấu trong năm 2020 đến 2022, có: 06 CBGVNV tham gia học lê Đại học, đảm bảo 100% CBGVNV đạt chuẩn và trên chuẩn đến năm 2027.

  1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  2. Hình thức bồi dưỡng:

             Đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng:

– Lấy việc tự học của cán bộ giáo viên, nhân viên thông qua việc tích lũy trong quá trình công tác, tham khảo tài liệu ở thư viện và trên các mạng thông tin điện tử, thông qua dự giờ thăm lớp…

– Bồi dưỡng tập trung do Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT tổ chức.

– Bồi dưỡng qua việc trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp: Kết hợp với việc thảo luận, trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn, cụm trường, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về những vấn đề mới và khó cùng với các hình thức hỗ trợ khác

– Bồi dưỡng khả năng nghiên cứu khoa học thông qua việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu các chuyên đề khoa học của các bộ môn. Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng kiến thức mới  về chuyên môn nghiệp vụ như: Dạy học theo chủ đề/chuyên đề, dạy học theo dự án, tiếp cận môn hình VNEN, kĩ năng hướng dẫn HS vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn, Sáng tạo KHKT, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS…

– Bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.

  1. Thời gian :Thực hiện bồi dưỡng trong hè và trong năm học.
  2. Các giải pháp

3.1. Đối với Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn:

– Xây dựng KH bồi dưỡng đội ngũ cụ thể, chi tiết, phù hợp với tình hình thực tế.

– Tự giác, gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc tự bồi dưỡng. Đặc biệt tự giác trong việc tiếp cận phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng đổi mới để  chủ động trong việc chỉ đạo thực hiện và giúp đỡ giáo viên.

– Cử CBQL và GV tham dự các lớp bồi dưỡng tập trung do Sở và Phòng tổ chức.

– Đôn đốc việc thực hiện chương trình bồi dưỡng của cán bộ, GV. Tăng cường kiểm tra dưới mọi hình thức để đạt hiệu quả cao.

– Tổ chức tốt các hoạt động chuyên môn đảm bảo có “chiều sâu” để thực sự có tác dụng trong công tác bồi dưỡng đội ngũ . Tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ về kinh phí cho các hoạt động để công tác bồi dưỡng  đội ngũ đạt kết quả.

– Phân loại GV theo tay nghề, phân công công việc phù hợp để phát huy thế mạnh của từng CB, GV trong nhà trường. Tập trung bồi dưỡng giáo viên mới ra trường, giáo viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ. Phân công GV có kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ GV còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ

– Đề cao hình thức kiểm tra của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn dưới nhiều hình thức: kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất, dự giờ thăm lớp, kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, khảo sát chất lượng và qua phỏng vấn học sinh để thúc đẩy động cơ bồi dưỡng cho CB – GV.

– Tạo điều kiện cho giáo viên học nâng chuẩn và nâng cao hiệu quả công tác để xứng tầm với trình độ đào tạo. Lấy hiệu quả công tác là tiêu chí đánh giá và định hướng để bồi dưỡng GV.

– Xây dựng đội ngũ cốt cán, kiểm tra chuyên môn của các bộ môn trong nhà trường.

  1. 2. Đối với giáo viên:

– Phải tự giác, nghiêm túc chấp hành kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường, của ngành, có ý thức cao trong việc tự học, tự bồi dưỡng tại trường và các lớp học tập trung do PGD và SGD tổ chức.

– Trên cơ sở thực tế giảng dạy và kiến thức được bồi dưỡng, phải đúc rút kinh nghiệm để kết quả giáo dục và giảng dạy hàng năm được nâng lên.

– Có sổ bồi dưỡng, tích luỹ kiến thức qua nhiều kênh thông tin, ghi chép đầy đủ cụ thể, chi tiết theo từng tháng, từng kỳ và cả quá trình.

– Mỗi CBGV đăng kí một nội dung đổi mới, có kế hoạch và biện pháp thực hiện, có tổng kết rút kinh nghiệm.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

– BGH và các tổ trưởng chuyên môn căn cứ tình hình thực tế để cử CB,GV,NV tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp tập huấn do Sở, Phòng tổ chức trong năm học.

– Chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ. Sau đó chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoach bồi dưỡng, triển khai đến CB,GV,NV thực hiện nghiêm túc các giải pháp để  công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao.

– Tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm vào cuối năm học.

         Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ của trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn năm học 2020-2021./.

 

                     

Nơi nhận:

– PGD-ĐT (để b/c);

– CBGV (t/h);

– Đăng tải Website nhà trường;

– Lưu: VT./.

 

 

 

           

HIỆU TRƯỞNG

 

         

 

                       Nguyễn Đô