KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC 2020-2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

PHÒNG GD-ĐT BUÔN HỒ

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TUẤN

Số:     24/KH – TQT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp- Tự do- Hạnh phúc


Bình Thuận, ngày 01  tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020 – 2021

  1. Căn cứ xây dựng kế hoạch.

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội về Đổi mới Chương trình, Sách giáo khoa Giáo dục phổ thông;

Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới CT, SGK GDPT;

Căn cứ vào Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành qui định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn 3535/BGDĐT- GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn Thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021;

Căn cứ Công văn 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021;

Căn cứ Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn tổ chức dạy học Tin học và tổ chức hoạt động tin học ở cấp tiểu học.

Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05/4/2019 về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 khi triển khai chương trình GDPT 2018.

Căn cứ Công văn 1351/BGDĐT- GDTH ngày 16 tháng 4 năm 2020 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

Căn cứ văn bản số 210/PGDĐT-GDTH ngày 16 tháng 9 năm 2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020-2021 trên địa bàn thị xã Buôn Hồ;

Căn cứ văn bản số 304/PGD&ĐT ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ về việc chuẩn bị các điều kiện triển khai CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học;

Căn cứ văn bản số 12/PGDĐT-GDTH ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với cấp tiểu học trên địa bàn thị xã Buôn Hồ, giai đoạn 2019 – 2025;

Căn cứ văn bản số 213/PGDĐT-GDTH ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ về việc triển khai công văn số 1019/BGDĐT-NGCBQLGD về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên  thực hiện Chương trình GDPT 2018;

Căn cứ văn bản số 82/PGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Phòng GD&ĐT thị xã Buôn Hồ về việc hướng dẫn tổ chức dạy học tiếng Anh tự chọn lớp 1.2  theo Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2020 – 2021;

Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2019-2020; căn cứ tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn xây dựng Kế hoạch Giáo dục của nhà trường năm học 2020 – 2021 như sau:

  1. Bối cảnh giáo dục quốc gia, địa phương và nhà trường.
  2. Bối cảnh bên ngoài.

1.1. Thời cơ.

Năm học 2020-2021 là năm học chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; đặc biệt là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018  theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc.

Uỷ ban Nhân dân thị xã Buôn Hồ có Báo cáo số 30/BC-UBND ngày 13/02/2020 về tình hình triển khai thực hiện CTGDPT 2018 cấp tiểu học trên địa bàn thị xã Buôn Hồ.

Phòng GD-ĐT thị xã Buôn Hồ có văn bản số 82/PGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 4 năm 2020 về việc triển khai Công văn số 1019/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 24/3/2020 của BGD-ĐT về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện CTGDPT 2018.

Phong trào giáo dục địa phương phát triển, các trường mần non, tiểu học đều đạt chuẩn Quốc gia. Công nghệ thông tin phát triển mạnh giúp cho mọi tầng lớp nhân dân nắm bắt được thông tin về giáo dục nhanh, từ đó có sự thấu hiểu và chia sẻ đối với nhà trường trong quá trình triển khai nhiệm vụ dạy học và giáo dục.

1.2. Thách thức.

Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, nhiệm vụ của các nhà trường là phải cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh biết vân dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo, giảng dạy theo hướng “trang bị kiến thức cho học sinh” nay chuyển sang dạy học theo định hướng “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh”; giáo viên kiêm nhiệm công việc, một số giáo viên gặp khó khăn đổi mới phương pháp dạy học.

Để đạt được được các mục tiêu lớn của chương trình giáo dục phổ thông 2018, cần phải có đầy đủ các yếu tố về CSVC, về con người nhưng cả hai nội dung này các cơ sở giáo dục đang hoàn toàn phụ thuộc vào chính quyền các cấp: xã, thị xã, tỉnh.

Một số phụ huynh kinh tế còn khó khăn, chưa quan tâm đến việc học tập của con em.

  1. Bối cảnh bên trong nhà trường.

2.1. Điểm mạnh của nhà trường.

Tình hình CBCCVC và học sinh đầu năm học

Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên

CBVC Đảng viên  
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC-KHÁC
TS Nữ
26 22 15 24 02 01 10 12 3

  Giáo viên

 

TT GV Giáo

viên

Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC
TS Nữ
1 GV cơ bản 15 14 12 15 0 0 7 7 1
2 GV bộ môn 04 04     1 0 2 1  
Anh văn 1 1   1   1      
Âm nhạc 1 1   1     1    
Mĩ thuật 1 1 1 1     1    
Tin học 1 1     1     1  
Thể dục                  

Cán bộ – Nhân viên

 

 

TT Bộ phận Số lượng Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ
>ĐH ĐH TC-KHÁC
T.số Nữ
1 BGH 2 0 1 2     1 1  
2 TPT 1 1   1     1    
3 Kế toán 1 1 1 1     1    
4 VT-Thủ quỹ 1 1 1 1       1  
5 Thư viện 1 1 1 1       1  
6 Y tế                  
7 Bảo vệ 1       1       1

(Điều động tăng cường 01 giáo viên cho trường TH Nguyễn Bá Ngọc)

Bình quân: 27 em/lớp; số học sinh giảm 5 em so với năm học 2019-2020.

Tuyển mới vào lớp 1: 68 em (đúng độ tuổi: 98,57%).

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành các cấp; về thực hiện nhiệm vụ năm học.

Cán bộ quản lý của trường gồm 2 đồng chí đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, phó hiệu trưởng có trình độ trung cấp chính trị. Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường có năng lực, linh hoạt, giám nghĩ giám làm và giám chịu trách nhiệm trong công việc chung. Đội ngũ trình độ đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 86%, có đủ giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin hoc; có trách nhiệm với công việc.

Đội ngũ giáo viên có 19/20 giáo viên đạt trình độ Đại học và Cao đẳng sư phạm; 01 giáo viên dạy tiếng Anh có trình độ trên đại học; 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có 3 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.

Khuôn viên nhà trường rộng – xanh – sạch – đẹp; cơ sở vất chất 100% kiên cố và bán kiên cố, đủ 1 phòng học/1 lớp, đủ các phòng chức năng; có phòng dạy học tiếng Anh; Tin học; phòng Nghệ thuật; trang thiết bị tương đối đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy – học.

Phụ huynh học sinh có sự phối hợp và đồng thuận với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động học sinh ra lớp; học sinh ngoan và có ý thức rèn luyện, thi đua trong học tập.

2.2. Điểm yếu, hạn chế.

Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều; việc tự học, tự rèn của một số giáo viên chưa hiệu quả, chưa sáng tạo trong công việc, đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ nét.

Nhận thức của một số học sinh chưa đồng đều, một số em còn chậm, kỹ năng sống và các kĩ năng cơ bản còn hạn chế.

Một số phụ huynh còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, thường xuyên đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà nên công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa hiệu quả.

Ngân sách nhà nước cấp đáp ứng nhu cầu tối thiểu chi hoạt động chuyên môn; công tác xã hội hóa chưa đáp úng nhu cầu đầu tư xây dựng.

  1. Định hướng xây dựng kế hoạch của nhà trường.

Tổ chức lớp học, phân công giáo viên và xây dựng bộ máy tổ chức theo kế hoạch giáo dục nhà trường.

Tổ chức thực hiện dạy học 2 buổi/ngày cho 100% học sinh toàn trường, 9 buổi/tuần, mỗi ngày không quá 7 tiết. Bên cạnh các môn tự chọn tổ chức dạy tăng cường các hoạt động giáo dục kĩ năng sống…. cho học sinh

Tổ chức triển khai các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, lồng ghép thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Ngoài các tiết trải nghiệm hàng tuần như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể lớp, mỗi tháng sẽ tổ chức một buổi trải nghiệm theo chủ đề hàng tháng.

Tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục tăng cường, mở rộng theo hướng phân hóa; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học: dạy học trên lớp, dạy học theo chủ đề, chuyên đề, dạy học trải nghiệm….

Hàng tháng dành một buổi chiều thứ tư tuần chẵn để sinh hoạt tổ chuyên môn, và họp hội đồng giáo dục, các buổi chiều thứ 4 còn lại dành để phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành hoặc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, tổ chức Câu lạc bộ, sân chơi khác cho học sinh.

Bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.

Xây dựng trường trở thành một trường đạt chất lượng giáo dục. Đào tạo những con người phát triển theo hướng toàn diện, mạnh về thể chất, phát triển về trí lực, đáp ứng được sự tiến bộ và phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

– Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, tích cực, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân, có khả năng thích ứng với cộng đồng. Đào tạo học sinh có tri thức, có sức khoẻ, có óc sáng tạo, luôn có những kì vọng, tự tin hội nhập là những giá trị mà trường vươn tới.

– Bằng các hình thức giáo dục hữu hiệu theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, chú trọng tìm hiểu, nắm vững đặc điểm tâm lý của từng học sinh nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để mọi học sinh phát huy hết năng lực cá nhân, tư duy sáng tạo của mình. Tạo một môi trường học tập thân thiện để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày hạnh phúc.

Trường có chất lượng giáo dục tốt của thị xã.

III. Mục tiêu giáo dục của nhà trường.

  1. Mục tiêu chung.

Giáo dục nhà trường tiếp tục khẳng định là niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội, gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá; tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên.

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Duy trì các tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.

  1. Mục tiêu cụ thể.

Phấn đấu năm học 2020-2021, trường tiểu học Trần Quốc Tuấn đạt các mục tiêu sau:

– 100% học sinh cả trường được học hai buổi/ngày, 9 buổi/tuần. 100% học sinh các khối 3,4,5 được học môn tự chọn Tin học. 100% học sinh lớp 1,2 được học môn tự chọn Tiếng Anh. 100% học sinh lớp 3,4,5 được học môn Tiếng Anh theo đề án.

– 100% học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, bao gồm các năng lực chung : tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất;

– 100% học sinh biết yêu thương đoàn kết, biết giúp đỡ bạn bè, biết chăm sóc môi trường xanh, sạch đẹp và có các kỹ năng sống , kỹ năng giao tiếp tốt .

– 95% học sinh lớp 1,2,3,4 hoàn thành chương trình lớp học và 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học.

– 100% học sinh được giáo dục kỹ năng sống.

– Phấn đấu có trên 50% học sinh được khen thưởng cấp trường.

– Đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập cho 3 học sinh khuyết tật của trường, những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập được hỗ trợ để đạt yêu cầu.

– Tổ chức đầy đủ các hoạt động trải nghiệm, huy động 100% học sinh tham gia với kết quả tốt.

– Huy động trẻ 6 tuổi ( sinh năm 2014) vào lớp 1: 100%

Bảo đảm tất cả giáo viên của trường được triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo, nội dung hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo khi bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1 cấp tiểu học.

Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.

  1. Nội dung thực hiện chương trình giáo dục.
  2. Thực hiện chương trình các môn học và hoạt động giáo dục

Căn cứ khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018 của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục chi tiết cho các môn học.

Kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đối tượng học sinh theo từng khối lớp, điểm trường, đồng thời phải đảm bảo dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học.

Các tổ (nhóm) chuyên môn có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học, thiết kế tiến trình dạy học trong mỗi môn học, chủ đề dạy học; các chủ đề phù hợp, theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động trải nghiệm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, khả năng học tập của học sinh.

  1. Quy định thời gian học.

Tổng thời gian thực học là 35 tuần (học kỳ I: có 18 tuần thực học, học kỳ II: có 17 tuần thực học).

Học kì I bắt đầu sau khai giảng, kết thúc trước ngày 10/01/2021.

Học kì II  bắt đầu từ ngày 13/01/2021, hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 25/5/2021.

  1.  Chương trình giáo dục chính khóa

Quy định số tiết dạy (kèm theo Phụ lục 1)

  1. 4. Các hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ.

4.1. Các hoạt động ngoại khóa.

Tổ chức và quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Tổ chức các loại hình hoạt động trải nghiệm gồm:

Sinh hoạt dưới cờ gồm hoạt động nghi lễ và các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường, nói chuyện truyền cảm hứng; truyền thông các vấn đề xã hội như tuyên truyền các dịch bệnh, tuyên truyền chủ đề hoạt động tháng.

Sinh hoạt lớp gồm tổ chức các hoạt động hành chính, sinh hoạt lớp sinh hoạt lớp theo chủ đề (theo chương trình nhà trường ) sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động chung của tập thể lớp (tham quan, thi đua học tập giữa các tổ học sinh…). Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động truyền thông, các thông điệp; triển khai các phong trào của nhà trường.

Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề Hoạt động NGLL thường xuyên và hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ. Hình thức tổ chức sinh hoạt thường xuyên  được thực hiện đều đặn từng tuần, thực hiện ở trường và cả ở nhà với nhiệm vụ trải nghiệm được giao như nhau đến từng học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp định kỳ :

Giáo dục thông qua các hoạt động văn hoá – thể thao và vui chơi: Các hội thao, hội thi (Hội khoẻ Phù Đổng), các cuộc thi văn hoá, văn nghệ của học sinh.

Tăng cường lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; học tập và làm theo tư tưởng, đạo dức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo , giáo dục phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao thông,… thông qua các hoạt động trải nghiệm trong nhà trường .

Tổ chức tốt việc cho học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường và tại địa phương, học sinh có bài thu hoạch sau khi được trải nghiệm

* Tổ chức thực hiện:

BGH nhà trường xây dựng kế hoạch, phối hợp Ban ĐDCMHS về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tất cả học sinh toàn trường theo kế hoạch thời gian năm học của trường.

Phó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong năm ở trong và ngoài nhà trường.

Phân công PHT phụ trách hoạt động phong trào phối hợp với TPT của trường xây dựng kế hoạch cụ thể về hoạt động trải nghiệm, trình BGH và BĐDCMHS trường phê duyệt kế hoạch thực hiện.

Giao nhiệm vụ cho GVCN các khối lớp phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp, giáo viên bộ môn phối hợp để triển khai thực hiện các hoạt động trải nhiệm cho học sinh:

* Các hoạt động trải nghiệm chính trong năm học.

Tháng

 

Chủ điểm Nội dung trọng tâm Hình thức tổ chức TG thực hiện Người thực hiện Lực lượng cùng tham gia
9

 

Truyền thống nhà trường Hoạt động trải nghiệm: “Đêm hội trăng rằm”. Toàn trường Chiều 14/8 âm lịch BGH TPT GVCN, Các đoàn thể trong trường
10

 

Truyền thống nhà trường Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn. Toàn trường Chiều BGH TPT GVCN, Các đoàn thể trong trường
11

 

Tôn sư trọng đạo Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Chúng em với trường lớp xanh, sạch, thân thiện và an toàn.

Giao lưu văn nghệ chào mừng 20/11

Toàn trường Sáng 19/11 BGH TPT BGH, giáo viên toàn trường
 12

 

Uống nước nhớ nguồn Viếng nghĩa trang liệt sỹ; Nói chuyện truyền thống QĐNDVN.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Tìm kiếm tài năng khiêu vũ thể thao.

Toàn trường  

Sáng 22/12

 

Chủ tịch cựu chiến binh của xã BGH,

ĐoànTN, GV toàn trường

 1

 

Truyền thống dân tộc Tổ chức học sinh tham quan trải nghiệm: Làng VH các dân tộc VN. Toàn trường Sáng 19 BGH TPT  GVCN toàn trường

Phụ huynh học sinh

 3

 

Tiến bước lên đoàn Tìm hiểu về Đoàn TNCSHCM

Hoạt động trải nghiệm

Toàn trường  

Sáng 26/3

 

TPT, BT đoàn BGH,

GVCN, GV toàn trường

4

 

Hòa bình hữu nghị Tổ chức ngày hội đọc sách Toàn trường Sáng 4/4 TPT.

TTV

BGH,

GV toàn trường

4.2. Các câu lạc bộ, bồi dưỡng phát triển học sinh có năng khiếu.

             Nhà trường giao cho giáo viên lựa chọn học sinh ở từng bộ môn nhận thức tốt, có năng khiếu ở tất cả các khối lớp để thành lập các câu lạc bộ:

Câu lạc bộ Toán tuổi thơ.

Câu lạc bộ em yêu Tiếng Việt,

Câu lạc bộ Tiếng Anh,

Nhóm bạn yêu thích hội họa, âm nhạc.

Thành lập các Câu lạc bộ và phân công giáo viên phụ trách như sau:

Khối Toán Tiếng Việt Tiếng Anh Âm nhạc Mĩ thuật
1 Đào Thị Hải Trần Thị Thoan Vương thị Hoan Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Mai
2 Nguyễn Thị Ngọc Trâm Phan Thị Ánh Tuyết Vương thị Hoan Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Mai
3 Lê Nguyễn Thị Hàn My Hồ Thị Mận Vương thị Hoan Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Mai
4 Phạm Thị Thu Hường Đào Thị Hường Vương thị Hoan Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Mai
5 Hoàng Thị Minh Tuyết Lê Thị Hiếu Vương thị Hoan Nguyễn Thị Thủy Nguyễn Thị Mai

Giao cho đồng chí Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu:

Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra giáo án của giáo viên.

Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ CM, giáo viên dạy.

Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh.

Đối với tổ chuyên môn:

Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.

Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh:

Lập danh sách đội tuyển học sinh giỏi theo các môn.

Thực hiện đúng theo thời khoá biểu đã phân công.

Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh phải có giáo án, kiểm tra vào thứ 6 hàng tuần. GV cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng HS đạt kết quả cao nhất.

Thời gian thực hiệnDạy vào buổi chiều theo lịch của nhà trường.

4.3. Phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

Lập danh sách học sinh nhận thức chậm đối với môn Tiếng Việt, Toán. Trên cơ sở đó đồng chí Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên phụ đạo học sinh nhận thức chậm. Cụ thể như sau:

Khối Nội dung bồi dưỡng Giáo viên phụ trách
1 Môn Toán, Tiếng Việt Đào Thị Hải, Trần Thị Thoan
2 Môn Toán, Tiếng Việt Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Phan Thị Ánh Tuyết
3 Môn Toán, Tiếng Việt Nguyễn Thị Lý, Hồ Thị Mận
4 Môn Toán, Tiếng Việt Phạm Thị Thu Hường, Đào Thị Hường
5 Môn Toán, Tiếng Việt Hoàng Thị Minh Tuyết, Lê Thị Hiếu

Các môn học khác có học sinh nhận thức chậm giáo viên dạy có trách nhiệm phụ đạo HS ngay trong giờ học, giờ truy bài.

Giao cho Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác phụ đạo  học sinh nhận thức chậm, cụ thể:

Tổ chức thực hiện kế hoạch phụ đạo, phân công giáo viên dạy.

Trực tiếp theo dõi, kiểm tra công tác phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn.

Đối với Tổ chuyên môn: Theo dõi kết quả tiến bộ của hs yếu ở các môn học qua từng học kỳ, có giải pháp hỗ trợ giáo viên phụ đạo học sinh yếu.

Đối với giáo viên phụ đạo:

Lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn do mình phụ trách, theo dõi sự tiến bộ của các em từ ý thức và qua kết quả học tập trong các giờ học.

Có trách nhiệm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh thường xuyên động viên, khuyến khích các em học sinh tạo sự cố gắng thực sự trong học tập và rèn luyện ý thức đạo đức, nhằm kịp thời khắc phục tình trạng học sinh yếu kém, lười học tập…

Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn theo dõi sát, hướng dẫn phương pháp học tập, tổ chức truy bài đầu giờ, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ; thực hiện đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học tập…

Thời gian thực hiện: Trong các tiết học, các giờ truy bài.

  1. Khung thời gian hoạt động trong ngày.

Thứ 2,3,5,6 học 2 buổi/ngày, sáng 4 tiết, chiều 3 tiết.

Thứ 4 học 1 buổi.

Thời gian mỗi tiết 35 phút.

  Sáng Chiều
Vào học 7 giờ 00 phút  13 giờ 30 phút
Sinh hoạt đầu giờ 7 giờ 00 phút – 7 giờ 10 phút 13 giờ 30 phút – 13 giờ 40 phút
Học tiết 1 7 giờ 10 phút – 7 giờ 45 phút 13 giờ 40 phút – 14 giờ 15 phút
Học tiết 2 7 giờ 45 phút – 8 giờ 20 phút 14 giờ 15 phút – 14 giờ 50 phút
Ra chơi 8 giờ 20 phút – 9 giờ 50 phút 14 giờ 50 phút – 15 giờ 10 phút
Học tiết 3 8 giờ 50 phút – 9 giờ 25 phút 15 giờ 10 phút – 15 giờ 45 phút
Học tiết 4 9 giờ 25 phút – 10 giờ 00 phút
  1. Kế hoạch tổng hợp của năm học 2020 – 2021

( Có phụ biểu chi tiết theo từng lớp đính kèm)

          VII. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục

  1. Ban giám hiệu

1.1. Nhiệm vụ chung

Chỉ đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường theo kế hoạch đã đề ra.

Phối hợp với tổ chức Công đoàn; đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể trong trường để thống nhất kế hoạch hoạt động theo năm, tháng, tuần.

Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị theo kế hoạch đã được lập; tổ chức hội ý để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kịp thời khi có các hoạt động phát sinh hoặc các hoạt động bị chồng chéo.

1.2. Hiệu trưởng

Quản lý, chỉ đạo chung và toàn diện các hoạt động của nhà trường theo các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng.

Trực tiếp phụ trách một số hoạt động giáo dục trong nhà trường; Lập kế hoạch đầu việc mình phụ trách.

Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ văn phòng lập kế hoạch hoạt động chi tiết, cụ thể cho năm học, tháng, tuần theo quy định.

Giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn, đoàn thể trong nhà trường theo kế hoạch, kịp thời điều chỉnh, tư vấn để bán sát và thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí đã xây dựng trong kế hoạch năm học.

Tham gia giảng dạy theo đúng quy định của Thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT quy định về định mức giảng dạy đối với CBQL.

1.3. Phó Hiệu trưởng

Giúp Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn; công tác Phổ cập giáo dục tiểu học, phát triển cơ sở vật chất, lập kế hoạch giáo dục năm học và kế hoạch đầu việc trong phạm vi công việc phụ trách.

Thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ, kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát triển học sinh năng khiếu.

Làm tốt công tác tuyên truyền, truyền thông về giáo dục, phối hợp với các đoàn thể làm tốt công tác tư vấn chuyên môn cho nhà trường, nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng mối đoàn kết nội bộ.

Xây dựng chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tư vấn chuyên môn cho nhà trường, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ, kiểm tra chuyên môn. Công tác phổ cập giáo dục, XMC. Tham mưu, tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học đảm bảo theo chuẩn quy định.

Kịp thời phản ánh với Hiệu trưởng những vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp và hiệu quả.

Tham gia giảng dạy theo đúng quy định của Thông tư 16/2017/TT-BGD&ĐT quy định về định mức giảng dạy đối với CBQL

  1. Tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng

Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động chuyên môn của tổ theo năm, tháng, tuần (bao gồm kế hoạch khung thời gian và các kế hoạch đầu việc được BGH giao phụ trách).

Hướng dẫn giáo viên (nhân viên) lập kế hoạch cá nhân (kế hoạch giáo dục và các hoạt động chuyên môn).

Trình BGH phê duyệt kế hoạch của tổ; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ; kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong phạm vi của tổ mình phụ trách.

Giám sát và tư vấn cho giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn theo nội dung kế hoạch đã xây dựng.

  1.     Giáo viên, nhân viên

Căn cứ vào kế hoạch của trường, của tổ, mỗi cá nhân xây dựng cho mình Kế hoạch dạy học và kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục được Ban giám hiệu và tổ trưởng phân công (bao gồm kế hoạch năm, chủ đề, tuần, ngày).

Kế hoạch của mỗi cá nhân phải được xây dựng dựa trên chỉ tiêu đề ra của BGH; đảm bảo tính đồng bộ, liên thông với kế hoạch chung của nhà trường.

Trình tổ trưởng, BGH phê duyệt kế hoạch; không được tự động điều chỉnh kế hoạch khi chưa được sự đồng ý và thống nhất của tổ trưởng và BGH.

  1. Tổng phụ trách Đội

Kết hợp với phó hiệu trưởng và các bộ phận xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Thành lập các ban của liên đội để thức đẩy mọi hoạt động của nhà trường.

Xây dựng tiêu chí thi đua của Liên đội.

  1. Nhân viên Thư viện

Quản lý mọi hoạt động của thư viện, thiết bị.

Xây dựng các kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị dạy học.

Khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động đọc sách.

Tổ chức Ngày hội đọc sách.

  1. Công tác kiểm tra 

* Yêu cầu

– Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ để phát hiện, điều chỉnh những việc chưa hợp lý và tuyên dương những cá nhân, tổ khối tích cực, sáng tạo.

– Thông qua công tác kiểm tra để rút kinh nghiệm, hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời cho tất cả cá nhân, tổ khối về việc thực hiện nhiệm vụ.

* Biện pháp thực hiện

– Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập ban kiểm tra nội bộ nhà trường.

– Thường xuyên kiểm tra theo kế hoạch kết hợp kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế nhằm giúp các bộ phận hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

* Chỉ tiêu phấn đấu

– 100% các bộ phận được kiểm tra ít nhất 1 lần/năm.

  1. Chế độ thông tin, báo cáo

– Để việc quản lí học sinh được chặt chẽ, giáo viên cần cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên hệ thống thông tin quản lí giáo dục.

– Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của nhà trường trên trang Web.

– Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học 2020 – 2021 của Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn. Nhà trường yêu cầu các tổ chức, đoàn thể, các cán bộ, giáo viên phối hợp thực hiện./.

 

Nơi nhận:

– Phòng GD&ĐT TX Buôn Hồ (để b/c);

– UBND xã Bình Thuận (để b/c);

– Hiệu trưởng, PHT (để chỉ đạo);

– Các tổ chuyên môn (để th/h);

– Lưu: VT./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Đô