KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2020-2021

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD-ĐT BUÔN HỒ

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TUẤN

 
Số: 48 /KH – TQT

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

 
Bình Thuận, ngày 26  tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ GIÁO DỤC

Năm học 2020-2021

 

Căn cứ Công văn số 311/PGDĐT-GDTH, ngày 06/10/2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Buôn Hồ về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học;

Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ giáo dục năm học 2020-2021, cụ thể như sau:

  1. TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
  2. Tình hình CBCCVC và học sinh đầu năm học
  3. Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên
CBVC Đảng viên  
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC-KHÁC
TS Nữ
26 22 15 24 02 01 10 12 3

  Giáo viên

 

TT GV Giáo

viên

Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ chuyên môn
>ĐH ĐH TC
TS Nữ
1 GV cơ bản 15 14 12 15 0 0 7 7 1
2 GV bộ môn 04 04     1 0 2 1  
Anh văn 1 1   1   1      
Âm nhạc 1 1   1     1    
Mĩ thuật 1 1 1 1     1    
Tin học 1 1     1     1  
Thể dục                  

Cán bộ – Nhân viên

 

TT Bộ phận Số lượng Đảng viên Số giáo viên
Biên chế

 

Hợp đồng Trình độ
>ĐH ĐH TC-KHÁC
T.số Nữ
1 BGH 2 0 1 2     1 1  
2 TPT 1 1   1     1    
3 Kế toán 1 1 1 1     1    
4 VT-Thủ quỹ 1 1 1 1       1  
5 Thư viện 1 1 1 1       1  
6 Y tế                  
7 Bảo vệ 1       1       1

(Kể cả điều động tăng cường 01 giáo viên cho trường TH Nguyễn Bá Ngọc)

  1. Học sinh:

Tổng số học sinh đầu năm học: 314 em; Nữ 165 em; DTTS: 02 em; HSKT: 02 em.

Bình quân: 26 em/lớp; số học sinh giảm 15 em so với năm học 2019-2020.

Tuyển mới vào lớp 1: 68 em (đúng độ tuổi: 98,57%).

  1. Thuận lợi – khó khăn
  2. Thuận lợi

Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành các cấp; về thực hiện nhiệm vụ năm học.

Đội ngũ cán bộ quản lý của nhà trường có năng lực, linh hoạt, giám nghĩ giám làm và giám chịu trách nhiệm trong công việc chung.

Có đủ giáo viên dạy các bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tin hoc; có trách nhiệm với công việc. Tỉ lệ giáo viên đạt 1,5 gv/lớp.

Đội ngũ giáo viên có 19/20 giáo viên đạt trình độ Đại học và Cao đẳng sư phạm; 01 giáo viên dạy tiếng Anh có trình độ trên đại học.

Khuôn viên nhà trường rộng – xanh – sạch – đẹp; cơ sở vất chất 100% kiên cố và bán kiên cố, đủ 1 phòng học/1 lớp, đủ các phòng chức năng; có phòng dạy học tiếng Anh; Tin học; phòng Nghệ thuật; trang thiết bị tương đối đáp ứng yêu cầu phục vụ cho dạy – học.

Phụ huynh học sinh có sự phối hợp và đồng thuận với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi việc huy động học sinh ra lớp; học sinh ngoan và có ý thức rèn luyện, thi đua trong học tập.

  1. Khó khăn

Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều; việc tự học, tự rèn của một số giáo viên chưa hiệu quả, chưa sáng tạo trong công việc, đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ nét.

Nhận thức của một số học sinh chưa đồng đều, một số em còn chậm, kỹ năng sống và các kĩ năng cơ bản còn hạn chế.

Một số phụ huynh còn tư tưởng trông chờ ỷ lại, thường xuyên đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà nên công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa hiệu quả.

Ngân sách nhà nước cấp đáp ứng nhu cầu tối thiểu chi hoạt động chuyên môn; công tác xã hội hóa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng.

Cơ sở vật chất chỉ đáp ứng tương đối đủ để thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhưng vẫn chưa đảm bảo yêu cầu để tổ chức tốt nhiệm vụ dạy học theo CTGDPT 2018.

  1. MỤC TIÊU CHUNG
  2. Năm học 2020-2021 là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; các đơn vị căn cứ các hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương; tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet và trên truyền hình theo hướng dẫn của Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã;

Năm học đầu tiên ngành Giáo dục triển khai CTGDPT cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (CTGDPT 2018) đối với lớp 1; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình;

  1. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với cấp tiểu học; các đơn vị tiếp tục thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục để xây dựng trường, lớp học phù hợp, thuận lợi và đáp ứng nhu cầu người học; quản lý, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; để thực hiện CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học bắt đầu từ năm học 2020-2021 và đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
  2. Triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 từ năm học 2020-2021 đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022. Tiếp tục thực hiện hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (CTGDPT 2006) từ lớp 2 đến lớp 5.
  3. Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai CTGDPT 2018 theo lộ trình; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; tổ chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 2 về các nội dung bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT Đăk Lăk, phòng GD&ĐT thị xã và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 cho năm học 2021-2022.
  4. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình – nhà trường – xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.
  5. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  6. Thực hiện việc duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học; đảm bảo hiệu quả kiểm định chất lượng giáo dục xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
  7. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với cấp tiểu học

Nhà trường đã tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt đối với lớp 1 năm học 2020-2021; rà soát nhu cầu và có kế hoạch bổ sung đủ thiết bị dạy học tối thiểu đối với lớp 2 theo lộ trình thực hiện CTGDPT 2018. Thực hiện rà soát, đã mua sắm cơ sở vật chất trường học (03 ti vi và các thiết bị hỗ trợ, sách giáo viên, tài liệu phục vụ soạn và dạy cho giáo viên; tăng cường đầu tư CSVC cho phòng thư viện).

  1. Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính Phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và quán triệt Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT ban hành quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đến CBCCVC.

Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương kiện toàn ban chỉ đạo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; xây dựng kế hoạch, tập trung mọi nguồn lực để củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phấn đấu đạt chuẩn ở mức cao hơn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Tiến tới thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định tại Luật Giáo dục 2019.

  1. Thực hiện CTGDPT
  2. Chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

Năm học 2020-2021 giáo dục tiểu học thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 và  CTGDPT 2006 đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.

  1. a) Thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1 (69 em/3 lớp)

Nhà trường thực hiện CTGDPT2018 đối với lớp 1; xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, tổ chức dạy học lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 1416/SGDĐT-GDTH ngày 9/9/2019 và các văn bản hướng dẫn chuyên môn đối với cấp tiểu học đã được Bộ GDĐT, Sở GDĐT, phòng GD&ĐT thị xã đã ban hành.

Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung giáo dục địa phương ở cấp tiểu học theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019, trong đó thực hiện tích hợp nội dung giáo dục địa phương vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm theo quy định của CTGDPT 2018 đối với cấp tiểu học.

Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở bảo đảm mục tiêu, nội dung đáp ứng yêu cầu cần đạt theo CTGDPT 2018.

  1. b) Thực hiện CTGDPT 2006 đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 (245 em/9 lớp)

Trên cơ sở CTGDPT 2006, nhà trường  chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với  lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 và Hướng dẫn bổ sung tại Công văn số 5131/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017  cụ thể:

– Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.

– Điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục tiểu học, phù hợp với đối tượng học sinh, đồng thời từng bước thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh trên nguyên tắc: đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng và phù hợp điều kiện thực tế; rà soát, tinh giản những nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, giữa các khối lớp trong cấp học và các nội dung quá khó, chưa thực sự cấp thiết đối với học sinh tiểu học; sắp xếp, điều chỉnh nội dung dạy học theo các chủ đề học tập phù hợp với đối tượng học sinh; không cắt xén cơ học mà tập trung vào đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

– Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

– Chú trọng giáo dục đạo đức lối sống, giá trị sống, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội cho học sinh. Tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh.

  1. c) Tổ chức thực hiện dạy và học 2 buổi/ngày

100% số lớp được học 9 buổi/tuần.

Kế thừa thành tựu của những năm học trước, tiếp tục xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương; đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày; tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình; tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học. Thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

  1. d) Thực hiện việc lựa chọn, đề xuất danh mục sách giáo khoa lớp 2 cho Phòng GDĐT thực hiện tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo quy định tại Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông. Nhà trường thực hiện nghiêm túc Công văn số 3401/BGDĐT-GDTH ngày 04/9/2020 về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học, Công văn số 1306/SGDĐT-GDTH ngày 7/9/2020 của Sở GDĐT về việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong trường tiểu học.

đ) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; Chỉ thị số 5105/CT-BGDĐT ngày 03/11/2014 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm.

  1. e) Nhà trường tham mưu phòng GDĐT thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện việc bảo đảm sách giáo khoa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
  2. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học
  3. a) Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp các hình thức giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học.

Triển khai dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 và Công văn số 1342/SGDĐT-GDTH ngày 28/10/2013 về việc hướng dẫn triển khai thực hiện dạy học bằng phương pháp Bàn tay nặn bột trong nhà trường, nhà trường chủ động thực hiện việc sắp xếp lại nội dung dạy học một cách phù hợp, thuận lợi để áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột; thực hiện dạy học Mĩ thuật theo hướng dẫn tại Công văn số 2070/BGDĐT-GDTH ngày 12/5/2016 và Công văn số 723/SGDĐT-GDTH ngày 01/6/2016 của Sở GDĐT về việc triển khai dạy học Mĩ Thuật. Khuyến khích giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo dự án, bản đồ tư duy,…vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại các tổ chuyên môn trong trường và cụm trường; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học theo hướng dẫn tại Công văn 1315/BGDĐT-GDTH và Công văn số 708/SGDĐT-GDTH ngày 25/5/2020 về việc Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn CTGDPT cấp tiểu học.

  1. b) Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học

Đối với học sinh tiểu học thực hiện theo CTGDPT 2006, tiếp tục được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ GDĐT. Đối với học sinh lớp 1 thực hiện theo CTGDPT 2018, được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GDĐT.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.

Thực hiện bàn giao kết quả giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, phù hợp với từng nhóm đối tượng, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định, tránh tùy tiện, máy móc, khen tràn lan gây bức xúc cho cha mẹ học sinh và dư luận xã hội.

  1. Nâng cao chất lượng dạy học Ngoại ngữ Tin học
  2. a) Dạy học Ngoại ngữ:

– Dạy học tiếng Anh: 100% học sinh được học tiếng Anh.

+ Dạy học tiếng Anh lớp 1,2 (139 em/6 lớp)

Triển khai Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong CTGDPT 2018 và Công văn số 681/SGDĐT-GDTH  ngày 04/3/2020 về Hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1,2 theo CTGDPT 2018. Trên tinh thần sự tự nguyện tham gia học của học sinh.

Tiếp tục thực hiện chương trình làm quen tiếng Anh ở lớp 2 hiện hành. Khi thực hiện cần có những giải pháp tiếp cận Chương trình môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 và lớp 2 trong CTGDPT 2018 một cách linh hoạt, phù hợp.

+ Dạy học tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5 (175 em/6 lớp)

Nhà trường triển khai dạy học môn tiếng Anh tiểu học đủ thời lượng 4 tiết/tuần cho học sinh các lớp 3, 4, 5 đảm bảo các điều kiện về giáo viên (đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ), CSVC, TBDH, môi trường học tiếng Anh thân thiện, tương tác hiệu quả.

+ Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT, cụ thể:

Đối với lớp 1: Lựa chọn sách giáo khoa theo danh mục sách giáo khoa đã được Bộ GDĐT ban hành.

Đối với lớp 2: thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 761/SGDĐT-GDTH ngày 25/5/2018 của Sở GDĐT.

Đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5 theo Công văn số 4329/BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 về việc chấn chỉnh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh tiểu học và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ, Sở GDĐT về sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh.

+ Nhà trường thực hiện xã hội hóa trong dạy học tiếng Anh để tăng cường thời lượng học tiếng Anh; học tiếng Anh qua môn Toán, môn  Khoa học, truyện đọc tiếng Anh và các hoạt động trải nghiệm; tạo các sân chơi, giao lưu tiếng Anh; phát động phong trào giáo viên các môn học khác tham gia cùng học tiếng Anh với học sinh. Xây dựng Câu lạc bộ tiếng Anh trong trường học.

+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa môn tiếng Anh là môn học bắt buộc với thời lượng 4 tiết/tuần dành cho học sinh lớp 3 từ năm học 2022 – 2023.

  1. b) Dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học (lớp 3,4,5: 175 em/6 lớp)

Thực hiện hướng dẫn của Bộ GDĐT về tổ chức dạy học môn Tin học và tổ chức hoạt động giáo dục tin học cấp tiểu học từ năm học 2019 – 2020 tại Công văn số 3539/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019. Sử dụng tài liệu giảng dạy theo hướng dẫn của Sở GDĐT theo Công văn 785/SGDĐT-GDTH ngày 23/5/2019 về Hướng dẫn tài liệu dạy học cấp tiểu học năm học 2019-2020.

Nhà trường tổ chức dạy học môn Tin học tự chọn cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 được học môn Tin học; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

  1. Thực hiện giáo dục đối với trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Nhà trường đảm bảo các điều kiện để trẻ em khuyết tật được tiếp cận với giáo dục, tăng cường giáo dục hòa nhập; tăng cường tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập, trong đó học sinh học hòa nhập được học tập và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tùy từng dạng tật, mức độ khuyết tật mà học sinh được miễn một phần, một số nội dung, một số môn học với mục đích giúp học sinh khuyết tật được tương tác cùng bạn bè, các em hòa nhập và yêu cuộc sống.

  1. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm; xây dựng, phát triển thư viện trường tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh

Nhà trường xây dựng kế hoạch dạy học các môn học phù hợp với thực tiễn và tâm sinh lý học sinh. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lý thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh. Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019; tích hợp vào các hoạt động giáo dục nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, kĩ năng phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kĩ năng đảm bảo an toàn trên môi trường mạng, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo, kĩ năng quản lý tài chính; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe và y tế trường học, ứng phó kịp thời với diễn biến dịch Covid-19… cho học sinh.

Nhà trường triển khai nội dung giáo dục địa phương và tích hợp vào dạy học các môn học, hoạt động trải nghiệm đối với lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019; các lớp 2,3,4,5 tiếp tục thực hiện Quyết định số 558/QĐ/SGDĐT ngày 8/8/2018 về việc Hướng dẫn dạy học tài liệu địa phương trong trường phổ thông.

Triển khai bộ tài liệu giáo dục bảo tồn động vật hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng cho học sinh tiểu học.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học, đưa nội dung giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông vào trong chương trình chính khóa dưới hình thức tích hợp vào nội dung một số môn học và hoạt động giáo dục. Sử dụng tài liệu giảng dạy theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo theo công văn 785/SGD ĐT-GDTH ngày 23/5/2019 về Hướng dẫn tài liệu dạy học cấp tiểu học năm học 2019-2020.

Nghiên cứu, vận dụng triển khai mô hình thư viện thân thiện trường tiểu học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương một cách linh hoạt và hiệu quả theo Công văn số 430/BGDĐT-GDTH ngày 30/01/2019, Công văn số 802/SGDĐT-GDTH ngày 11/6/2020 về việc hướng dẫn triển khai thư viện thân thiện trường tiểu học; tổ chức các hoạt động thư viện trường tiểu học nhằm hình thành thói quen đọc sách,  ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt Kế hoạch số 46/KH-SGDĐT ngày 30/5/2018 của Sở GDĐT về việc triển khai thực hiện Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1401/SGDĐT – GDTH ngày 09/10/2017 của Sở GDĐT về hướng dẫn công tác thư viện trường tiểu học; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên thư viện về công tác tổ chức hoạt động đọc cho học sinh; dành thời lượng phù hợp cho tiết đọc thư viện; đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, học liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức hoạt động thư viện; huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong quá trình tổ chức hoạt động nhằm góp phần xây dựng văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.

  1. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp

Hiện nay đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí có: 01 Giaó viên có TĐĐT trên đại học, 9 đồng chí có TĐĐT đạt chuẩn, 12 đồng chí chưa đạt chuẩn (trong đó có 03 đồng chí đang theo học lớp đại học).

Thực hiện quản lý, đánh giá đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng bảo đảm thực chất, gắn với thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo gắn bó với nghề; tiếp tục rà soát chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Luật Giáo dục năm 2019; rà soát công tác quản lý biên chế, tuyển dụng giáo viên theo chuẩn về trình độ đào tạo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Nhà trường tổ chức rà soát, tổng hợp và xây dựng kế hoạch theo lộ trình để đđộng viên CBGV tham gia đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BGDĐT ngày 25/8/2020 của Bộ GDĐT về việc Quy định việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Tổ chức tốt việc bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện CTGDPT 2018 gắn với thực tiễn của địa phương.

  1. 7. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng có hiệu quả cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về thực hiện CTGDPT2018, đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên dạy lớp 2 năm học 2021-2022

Nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch tham gia tập huấn cho các đối tượng thực hiện CTGDPT 2018 phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương các mô đun về phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm 2020. Thực hiện quy định của Bộ GDĐT về xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán và giáo viên cốt cán các môn học để triển khai bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên đại trà theo phương thức bồi dưỡng qua mạng, thường xuyên, liên tục, ngay tại trường; gắn nội dung bồi dưỡng thường xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường.

Nhà trường xây dựng kế hoạch phân công giáo viên dạy học lớp 2 năm học 2021-2022, phối hợp bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 2 về CTGDPT 2018 và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 2 nhằm chuẩn bị tốt cho năm học 2021-2022.

Trên cơ sở đó, tổ chức sinh hoạt chuyên môn và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn tham gia cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất những biện pháp giải quyết khó khăn về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.

III. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục tiểu học

  1. Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về tổ chức thực hiện CTGDPT 2018 tại địa phương, chủ động tham mưu, đẩy mạnh công tác truyền thông về GDĐT, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới GDĐT, đặc biệt việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mà trọng tâm là thực hiện đối với lớp 1 và công tác chuẩn bị đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022.
  2. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới về GDĐT; Tiếp tục tăng cường truyền thông nội bộ, bảo đảm các chủ trương đổi mới, quy định của Ngành đến được từng cán bộ, giáo viên, người lao động trong đơn vị.
  3. CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT (Kèm phụ lục)
  4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  5. 1. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong trường học

Nhà trường cần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, việc tiếp công dân tại nhà trường theo quy định. Bảo đảm trong năm học 2020-2021 cải thiện rõ rệt mức độ hài lòng của người dân đối với công tác giáo dục;

Nhà trường có bảng thông báo để thường xuyên công khai thông tin về các quy định thủ tục hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Người đứng đầu đơn vị phải giải quyết các giao dịch theo đúng quyền hạn, trách nhiệm, tránh việc đùn đẩy gây khó khăn, phiền hà cho người dân;

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính. Hạn chế tối đa việc giao dịch, trao đổi thông tin bằng văn bản giấy để đảm bảo tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm.

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo hai chiều.

  1. 2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục

Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ; sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí việc làm. Trong đó, quan tâm thỏa đáng đến việc phát triển chất lượng đội ngũ.

Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ quản lý. Tiếp tục thực hiện xử lý nghiêm, đúng luật đối với các sai phạm nghiêm trọng của cán bộ quản lý nhằm làm trong sạch, vững mạnh đội ngũ.

Chú trọng công tác thi đua, khen thưởng trong đơn vị nhằm tạo động lực cho toàn đội ngũ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Cải tiến công tác quản lí theo hướng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị nhà trường của cán bộ quản lí trường học; đặc biệt là người đứng đầu.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; phát huy hoạt động của BTTNDTH; chấn chỉnh kịp thời các sai phạm (nếu có).

  1. 3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư để tiếp tục giữ vững ổn định và phát triển giáo dục nhà trường

Nhà trường xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, tham mưu cho CQĐP các cấp và lãnh đạo ngành để có các giải pháp đầu tư theo lộ trình. Tăng cường đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện đầu tư xây dựng trường học.

Lãnh đạo nhà trường cần tăng cường tổ chức quán triệt nội dung phương hướng nhiệm vụ năm học 2020 – 2021 đến với tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị; tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, lãnh đạo ngành.

Bộ phận chuyên môn, các bộ phận cơ hữu khác trong nhà trường căn cứ văn bản nầy nhằm cụ thể hóa để xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp; đồng thời triển khai kịp thời đến đối tượng thực hiện.

Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, địa phương, nhà trường chủ động phát huy sự cộng tác phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học sinh; các đoàn thể, tổ chức xã hội; các cơ quan hữu quan  để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2020 – 2021. 

 

Nơi nhận:

– PGD-ĐT (để b/c);

– CBGV (t/h);

– Đăng tải Website nhà trường;

– Lưu: VT./.

           

HIỆU TRƯỞNG

(đã kí)

                       Nguyễn Đô