KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025 TẦM NHÌN 2030

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD-ĐT BUÔN HỒ

TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TUẤN

 
Số:       /KH – TQT

CỘ   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

 
Bình Thuận, ngày 12  tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 TẦM NHÌN 2030

 

Trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn tọa lạc thôn Bình Minh 3, xã Bình Thuận, thị xã Buôn Hồ. Trong Những năm qua trường luôn phấn đấu không ngừng vượt mọi khó khăn từng bước đi lên và ngày càng trưởng thành.

Trường tiểu học Trần Quốc Tuấn được xây dựng trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong những năm vừa qua; nhà trường  đang từng bước đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đã đạt được đã chứng minh điều đó.

Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, trường đã giữ vững, đang phấn đấu và sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, chỉ đạo của Sở Giáo dục, PGD&ĐT thị xã Buôn Hồ.

Nhà trường quyết tâm xây dựng một ngôi trường luôn ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có uy tín trên toàn thị xã.

  1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 
  2. Tình hình nhà trường.  
  3. Môi trường bên trong. 

            1.1 Điểm mạnh.

   – Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 26 trong đó: BGH: 2, GV: 20, công nhân viên: 4.

– Trình độ chuyên môn: 50% đạt chuẩn và trên chuẩn (Theo Luật GD 2019), trong đó có 01 đ/c trên chuẩn; 09 đ/c đại học; 13 đ/c cao đẳng (03 GV đang theo học đại học).

– Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:  nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

 

Năm học 2020- 2021:          

  1. a) Tổng số biên chế:

Tổng số biên chế hiện nay: 26 nữ 22. Hợp đồng 02. (Có 01 giáo viên được điều động dạy tăng cường tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc).

  1. b) Chất lượng đội ngũ:

Trình độ: Trên đại học: 01; ĐH : 09;  Cao đẳng:  13;    THSP:  02

Giáo viên giỏi : Cấp thị xã: 3, cấp trường : 15

GV đạt trình độ :   + Tin học :     Chứng chỉ A: 4            Chứng chỉ B:1

+ Tiếng Anh : Chứng chỉ A:  0    Chứng chỉ B: 02, C: 01, B2: 02

Đảng viên 15/13 nữ .

– Tổng số lớp: 12

+ Số HS đầu năm:315

+ Số HS hiện tại: 315.

+ Học 2 buổi/ngày có 12 lớp có  314 học sinh, tỉ lệ: 100 %

+ Học Tiếng Anh   314  học sinh

+ Học sinh học tin học:  174   học sinh

+ Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 :67/67 đạt  100%.

  1. c) Chất lượng giáo dục (năm học 2019-2020)

Bảng A: Chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục*

TT Môn học Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành
SL % TS % TS %
1 Tiếng Việt 120 36,58 203 61,89 5 1,53
2 Toán 142 43,29 184 56,10 2 0,61
3 Đạo Đức 181 55,18 147 44,82  
4 Tự nhiên xã hội 132/204 64,70 72/204 35,30  
5 Khoa học 48/124 38,71 76/124 61,29  
6 Lich sử, Địa lý 48/124 38,71 76/124 61,29  
7 Âm nhạc 178 54,27 150 45,73  
8 Mỹ thuật 171 52,13 157 47,87  
9 Thủ công, Kĩ thuật 167 50,91 161 49,09  
10 Thể dục 166 50,61 162 49,39  
11 Ngoại ngữ 131 39,93 197 60,07  
12 Tin học 61/181 33,70 120/181 66,30  

 

Bảng B: Năng lực, phẩm chất*

 

Nội dung Tốt Đạt Cần cố gắng
SL % SL % SL %
Năng lực Tự phục vụ, tự quản 219 66,77 109 33,23  
Hợp tác 196 59,76 132 40,24  
Tự học và giải quyết vấn đề 189 59,62 139 40,38  
Phẩm chất Chăm học chăm làm 194 59,15 134 40,85  
Tự tin trách nhiệm 199 60,67 129 39,33  
Trung thực, kỉ luật 281 85,67 47 14,33  
Đoàn kết, yêu thương 297 90,55 31 9,45  

 

Bảng C: So sách kết quả giáo dục môn Toán, Tiếng Việt 2 năm liền kề

 

MÔN HỌC Năm học 2018-2019* Năm học 2019-2020*
Hoàn thành tốt; hoàn thành Chưa HT Hoàn thành tốt; hoàn thành Chưa HT
Toán 324 (98,18%) 6 (1,82%) 326 (99,39%) 2 (0,61%)
T.Việt 319 (96,67%) 11 (3,33%) 323 (98,48%) 5 (1,52%)

 

Bảng D: So sách kết quả hoàn thành chương trình lớp học

 

NỘI DUNG Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020*
Hoàn thành Chưa HT Hoàn thành Chưa HT
HTCT lớp học 318 (96,36%) 12 (3,64%) 323 (98,48%) 5 (1,52%)

 

Bảng E: So sách kết quả hoàn thành chương trình tiểu học

 

NỘI DUNG Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020*
Hoàn thành Chưa HT Hoàn thành Chưa HT
HTCT tiểu học 67 (100%) 0 75 (100%) 0

* Cơ sở vật chất:

+ Phòng học văn hóa :12 phòng;

+ Phòng thư viện: 1 (72 m2/phòng);

+ Phòng tin học: 1 (72 m2/phòng);

+ Phòng Tiếng Anh: 1 (48m2);

+ Phòng Âm nhạc: 1 (48 m2);

+ Phòng hội đồng : 01 (144 m2);

+ Phòng Y tế: 18 m2.

+ Phòng điều hành: 03 ( phòng hiệu trưởng 28 m2, phòng phó hiệu trưởng 18 m2;   phòng tài vụ 18 m2)

Nhà trường có 10 bộ thiết bị dạy học tối thiểu dành cho 10 lớp (dạy chương trình hiện hành);  được trường giao cho giáo viên sử dụng và bảo quản tại lớp. Tuy nhiên do đã sử dụng quá lâu (14 năm) nên đã hư hỏng. Mỗi lớp có tủ đựng đồ dùng dạy học và hồ sơ. 02 lớp 1 thực hiện CTGDPT 2018 chưa có thiết bị dạy học.

b)Thiết bị phục vụ dạy học và quản lý:

Trong đó:

+ Máy tính xách tay: 06 cái (gồm: HT 01; PHT 01; Tài vụ 02; TPT 01, Thư viện 01. GV tiếng Anh và giáo viên khác sử dụng máy tính cá nhân).

+ Máy tính để bàn các loại: 17 máy trang bị cho phòng máy tính.

+ Máy in: 05 cái (Phòng HT: 01, Phòng PHT : 01,  KT – TQ: 01, TPT: 01, TV: 01).

+ Máy photo: 01 máy  (do Văn thư quản lý).

+ Máy chiếu : 01 máy ( do PHT quản lý)

+ Âm thanh: Dàn âm thanh: 02 bộ.

+ Tivi: 04 cái (01 cái ở phòng Tiếng Anh, 03 cái ở phòng lớp 1).

+ Tủ đồ dùng: 14.

+ Bảng lớp: 14 cái.

Ngoài ra còn có tranh ảnh, ĐDDH giáo viên tự làm hằng năm. Các thiết bị dạy học và ĐDDH tự làm được khai thác sử dụng phục vụ dạy học hiệu quả.

+ Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại (tuy nhiên chưa đồng bộ, phòng thư viện thiết bị đã có song còn hẹp), có phòng đọc sách cho học sinh.

  1. d) Thành tích chính của 5 năm học liền kề:

* Danh hiệu thi đua:

Năm học Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2015 – 2016 Tập thể LĐXS Quyết định số 3164/QĐ-UBND, ngày 21/9/2016 của UBND Tỉnh Đăk Lăk.
2016 – 2017 Tập thể LĐXS Quyết định số 2511/ QĐ-UBND, ngày 12/9/2017 của UBND Tỉnh Đăk Lăk.
2017 – 2018 Tập thể LĐTT Quyết định số 2342/QĐ-UBND  ngày 30/7/2018 của UBND thị xã Buôn Hồ
2018 – 2019 Tập thể LĐXS Quyết định số 2522/ QĐ-UBND, ngày 05/9/2019 của UBND Tỉnh Đăk Lăk.
2019 – 2020 Tập thể LĐTT Quyết định số 2595/QĐ-UBND  ngày 04/9/2020 của UBND thị xã Buôn Hồ

*Hình thức khen thưởng:

Năm học Hình thức

khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2015 – 2016 Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Lăk Quyết định số 3164/QĐ-UBND  ngày 21/9/2016 của UBND tỉnh Đăk Lăk
2016 – 2017 Giấy khen của  UBND thị xã Buôn Hồ Quyết định số 2224/QĐ-UBND  ngày 16/8/2017 của UBND thị xã Buôn Hồ.
2017 – 2018 Bằng khen của UBND tỉnh Đăk Lăk Quyết định số 2245/QĐ-UBND  ngày 14/9/2018 của UBND tỉnh Đăk Lăk
2019 – 2020 Giấy khen của  UBND thị xã Buôn Hồ Quyết định số 2597/QĐ-UBND  ngày 04/9/2020 của UBND thị xã Buôn Hồ.

 * Các kết quả đạt được của CBCCVC trong 5 năm trước liền kề

Có 2 lượt đạt Bằng khen của UBND Tỉnh; 01 lượt đạt Bằng khen của Tỉnh Đoàn;

24 lượt giấy khen của UNND Thị xã.

Có 2 lượt đạt GVDG cấp Tỉnh; 01 lượt đạt GVCNG cấp Tỉnh; 01 lượt đạt TĐTVG cấp Tỉnh; 01 lượt đạt CBTVG cấp Tỉnh.

Có 11 lượt GVDG cấp Thị xã; 06 lượt GVCNG cấp thị xã; 01 lượt TĐTVG cấp thị xã.

Có ……lượt đạt GVTPTG cấp thị xã.

 1.2. Điểm hạn chế.

 – Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu:

+ Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên.

 – Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh.

 – Chất lượng học sinh:  Là vùng có phần đông dân sinh sống bằng nghề nông, buôn bán, làm thuê nên điều kiện, hoàn cảnh  kinh tế còn nhiều khó khăn còn một bộ phận dân cư nhận thức thấp, thiếu sự quan tâm đến giáo dục nhất là việc học tập của con em mìnhh nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của từng lớp và nhà trường..

  1. Môi trường bên ngoài   

2.1. Thời cơ.

Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên phần đông còn trẻ, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 50% (Theo Luậ GD năm 2019); có 3 GV đang theo học lớp đại học; GV có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá, tốt. Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.   

 2.2. Thách thức:

– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

– Ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy, khả năng sáng tạo của một số cán bộ, giáo viên, công nhân viên còn hạn chế.

– Số học sinh giỏi  các môn văn hóa và năng khiếu  chưa thực sự bền vững.

  1. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC. 

  * Xác định các vấn đề ưu tiên.

 Giáo dục nhà trường tiếp tục khẳng định là niềm tin của gia đình và xã hội, làm cho học sinh thích học, thích đi học, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tập trung xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại và hội nhập, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội, gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá; tiếp tục đổi mới công tác quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên.

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

– Thực hiện có hiệu quả CTGDPT 2018 theo lộ trình đến năm học 2024-2025.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

– Tăng cường công tác tham mưu đầu tư cơ sở vật chất. Xây dựng thêm các phòng học và phòng chức năng; thiết bị nghe-nhìn để các em được hưởng các quyền lợi về giáo dục.

– Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

– Ứng dụng CNTT trong dạy – học và công tác quản lý.

  1. B. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Tầm nhìn, Sứ mệnh và các giá trị.
  3. Tầm nhìn

  Một ngôi  trường thân thiện, uy tín, chất lượng; nơi phụ huynh, học sinh tin cậy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên và học sinh  luôn có khát vọng vươn lên.

  1. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, có kỷ cương, tình thương, trách nhiệm có chất lượng để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất và các kĩ năng cơ bản của học sinh tiểu học.

  1. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường

Tình đoàn kết  – Lòng nhân ái –  Sự hợp tác – Tinh thần trách nhiệm  – Tính trung thực.

  1.  MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG.
  2. Mục tiêu chung.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

  1. Chỉ  tiêu cụ thể

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” trên 80% (theo NĐ 90/2020/NĐ-CP ngày 134/8/2020).

– 100% Giáo viên  sử dụng thành thạo máy tính trong dạy học.

– Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 50% .

– Có trên 90% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên trên chuẩn (đến năm 2025).

2.2. Học sinh– Qui mô (có phụ lục kèm)

– Chất lượng học tập

+ Trên 80% các em hoàn thành tốt các môn học.

+ Học sinh học hết chương trình tiểu học đạt 100%.

+ Có học sinh giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh đạt.

– Chất lượng năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống

+ Chất lượng năng lực, phẩm chất:  hoàn thành tốt về năng lực phẩm chất

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, biết giao tiếp, ứng xử đúng mực. Tích cực tự giác tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tinh thần giúp đỡ bạn.

2.3. Cơ sở vật chất (kèm phụ lục)

– Trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

– Xây dựng vườn hoa, khuôn viên nhà trường, trồng thêm cây xanh đảm bảo  môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”.

  1. Phương châm hành động “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”
  2. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
  3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh

Coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá xếp loại học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn.

  1. Xây dựng và phát triển đội ngũ

Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, PHT, tổ trưởng chuyên môn. GV có kinh nghiệm.

  1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, PHT phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.

  1. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

Tiếp tục triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Xây dựng, trang Web, thư viện điện tử… của trường góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.

Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin

  1. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

+ Nguồn lực tài chính:

– Ngân sách Nhà nước.

– Ngoài ngân sách  “Từ  công tác xã hội hoá, PHHS…”

+ Nguồn lực vật chất:

– Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình khác.

– Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy –  học.

– Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.

  1. Xây dựng thương hiệu

 – Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của phụ huynh và xã hội đối với nhà trường.

– Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ giáo viên, CNV, học sinh và PHHS.

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

  1. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
  2. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

  1. Tổ chức

Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

  1. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược

 – Giai đoạn 1: Từ năm 2020– 2023

 Triển khai chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp,  bổ sung.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.

– Tham mưu cấp trang thiết bị phụ vụ dạy học.

 Trường phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng chất lượng giáo dục và xếp loại thi đua đứng hàng thứ 4 đến thứ 6 trong 25 trường Tiểu học của thị xã.

– Sẽ khẳng định mình về chất lượng giáo dục. Xây dựng được thương hiệu, uy tín của

nhà trường trong cộng đồng và nhất là trong phụ huynh học sinh.

– Đề nghị Kiểm định CLGD và công nhận trường chuẩn quốc gia.

– Giai đoạn 2: Từ năm 2023 – 2025

 Tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nhà trường.

 Tiếp tục trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác dạy và học.

– Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030

Kế thừa các thành quả giáo dục của năm 2025, phát huy thành tựu, phát triển nhà trường theo định hướng chất lượng toàn diện, hiệu quả. Xây dựng thương hiệu giáo dục và đảm bảo các điều kiện để đạt trường tiểu học cấp độ 3 về KĐCLGD và đạt mức độ 2 về trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

  1. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.
  2. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  3. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  4. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
  5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Thực hiện kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020 – 2025, trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn có nhiều cơ hội, song không ít những khó khăn và thách thức. Việc xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, cho phụ huynh, nhân dân và Cấp ủy, Chính quyền địa phương. Chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, trên cơ sở đó từng tổ chức và cá nhân trong xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung nhà trường.

Nhà trường đề nghị Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư kinh phí theo lộ trình để xây dựng cơ sở vật chất. Các bậc phụ huynh học sinh quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập đầy đủ về thời gian, nội dung bài học, môn học. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí  giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng.

Trên đây là kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025 và định hướng phát triển nhà trường đến năm 2030 của trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn. Đề nghị các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường thực hiện có hiệu quả.

 

Nơi nhận:

– PGD-ĐT (để b/c);

– CBGV (t/h);

– Đăng tải Website nhà trường;

– Lưu: VT./.

           

HIỆU TRƯỞNG

 

         

                       Nguyễn Đô